Nghiên cứu và phát triển / Công nghệ

Hoạt động sở hữu trí tuệ

Chính sách cơ bản

Bảo vệ thích hợp quyền sở hữu trí tuệ (IP) khuyến khích phát triển công nghệ và cạnh tranh đúng đắn, đồng thời góp phần vào việc hiện thực hóa lối sống phồn thịnh và phát triển xã hội.

Tập đoàn Mitsubishi Electric nhận thức rằng quyền sở hữu trí tuệ (IP) là một tài nguyên quản lý thiết yếu cho tương lai của công ty và cần được bảo vệ. Bằng cách kết hợp hoạt động kinh doanh, nghiên cứu và phát triển (R&D) và IP, Tập đoàn đang tích cực củng cố tài sản trí tuệ của mình trên toàn cầu, vốn liên kết chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh doanh của Tập đoàn và đóng góp cho cả doanh nghiệp lẫn xã hội, đồng thời bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Tổ chức bộ phận sở hữu trí tuệ

Bộ phận IP của Tập đoàn Mitsubishi Electric bao gồm Bộ phận IP tại Trụ sở chính và các bộ phận IP tại các phân xưởng, trung tâm Nghiên cứu và phát triển, và công ty con. Hoạt động của mỗi bộ phận IP được thực hiện dưới sự quản lý của giám đốc điều hành phụ trách về IP tại mỗi vị trí. Bộ phận IP tại Trụ sở chính đề ra chiến lược cho toàn bộ Tập đoàn, thúc đẩy dự án quan trọng, phối hợp tương tác với cơ quan bên ngoài bao gồm văn phòng cấp bằng sáng chế và phụ trách các hoạt động quan hệ công chúng liên quan đến IP. Ở cấp độ phân xưởng, trung tâm R&D, và công ty con, các bộ phận IP thúc đẩy chiến lược riêng phù hợp với chiến lược IP tổng thể của Tập đoàn. Thông qua việc hợp tác với nhau, các bộ phận này liên kết và phối hợp hoạt động của mình nhằm phát triển các sáng kiến ​​hiệu quả hơn.

sơ đồ: Kết hợp hoạt động kinh doanh, hoạt động R&D và IP

Kết hợp hoạt động kinh doanh, hoạt động R&D và IP

Chiến lược IP toàn cầu

Tập đoàn Mitsubishi Electric xác định các vấn đề liên quan đến IP thiết yếu dựa trên những lĩnh vực kinh doanh then chốt cũng như dự án R&D quan trọng, và đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa hoạt động IP bằng cách xin cấp bằng sáng chế trước khi phát triển hoạt động kinh doanh ở các nước đang phát triển, nơi có nhiều cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, các cán bộ người Nhật được chuyển đến cơ sở của Mitsubishi Electric tại Hoa Kỳ, châu Âu, Trung Quốc và Đông Nam Á để phụ trách hoạt động IP và tăng cường khả năng IP của văn phòng kinh doanh, trung tâm R&D và công ty con tại mỗi quốc gia. Với những sáng kiến ​​này, chúng tôi đang phấn đấu xây dựng mạng lưới bằng sáng chế chặt chẽ trên toàn cầu.

Là một dấu hiệu xác định khả năng IP và các hoạt động IP toàn cầu của Tập đoàn Mitsubishi Electric, công ty được xếp hạng 2 ở Nhật Bản về số đăng ký bằng sáng chế (trong năm 2022) do Cục sáng chế Nhật Bản (JPO) thông báo và thứ 4 trên thế giới về số đơn xin Hiệp ước hợp tác sáng chế (PCT) của doanh nghiệp (trong năm 2022) do Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thông báo.

Kết hợp với việc tạo ra mạng lưới bằng sáng chế, chúng tôi cũng tích cực theo đuổi các hoạt động hướng đến việc lấy được quyền thiết kế tại Nhật Bản và nước ngoài, để bảo vệ cả hai khía cạnh chức năng và thiết kế của các công nghệ của chúng tôi.

5 doanh nghiệp nộp đơn PCT hàng đầu, 2022 (WIPO, Đánh giá hàng năm PCT)

Thứ hạng Doang nghiệp nộp đơn Quốc gia Tổng số đơn
1 Huawei Trung Quốc 7.689
2 SAMSUNG Hàn Quốc 4.387
3 Qualcomm Hoa Kỳ 3.855
4 Mitsubishi Electric Nhật Bản 2.320
5 Ericsson Hoa Kỳ 2.158

(WIPO)

Số đăng ký bằng sáng chế trong năm 2022 (Nhật Bản)

Thứ hạng Doang nghiệp nộp đơn Số bằng sáng chế
1 Toyota Motor 4.559
2 Mitsubishi Electric 3.692
3 Canon 3.382
4 DENSO 2.919
5 Panasonic 2.856

(JPO)

  • biểu đồ: Xu hướng đơn xin cấp bằng sáng chế nước ngoài hàng năm của Mitsubishi Electric
  • sơ đồ: Củng cố thêm năng lực sở hữu trí tuệ toàn cầu

    Củng cố thêm năng lực sở hữu trí tuệ toàn cầu

Hoạt động Open Technology Bank

Để hiện thực hóa một tương lai bền vững, Mitsubishi Electric giới thiệu các hoạt động Open Technology Bank, thúc đẩy sự hợp tác bên trong và bên ngoài dựa trên sở hữu trí tuệ trong năm tài chính 2022. Trước đây, sở hữu trí tuệ chủ yếu được sử dụng để cạnh tranh giữa các công ty (độc quyền sử dụng, ngăn chặn bắt chước, và thực hiện quyền liên quan đến các công ty khác); tuy nhiên, trong tương lai, Công ty sẽ tích cực sử dụng sở hữu trí tuệ như công cụ thúc đẩy sự sáng tạo hợp tác.

Thúc đẩy hợp tác bên ngoài

Tập đoàn Mitsubishi Electric có tài sản công nghệ độc quyền dồi dào (bằng sáng chế, kiến thức, v.v.) trong nhiều lĩnh vực đa dạng, từ nhà ở đến không gian. Các hoạt động Open Technology Bank nhắm đến việc tạo ra giá trị và hoạt động kinh doanh mới thông qua kết hợp và nhân rộng những công nghệ của Mitsubishi Electric với những ý tưởng và công nghệ của các công ty đối tác. Điều này đạt được thông qua những nỗ lực hỗ trợ các công ty đối tác phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới bằng cách cấp giấy phép cho tài sản công nghệ của Mitsubishi Electric góp phần giải quyết những thách thức xã hội đa dạng. Thông qua những hành động sử dụng các công nghệ góp phần giải quyết các thách thức khác nhau, bao gồm hiện thực hóa một xã hội phi các-bon và chuẩn bị cho thiên tai, đồng thời cấp giấy phép các công nghệ này cho các ngành và lĩnh vực công nghiệp khác nhau, Mitsubishi Electric tích cực thúc đẩy đồng sáng tạo với các đối tác bên ngoài dựa trên sở hữu trí tuệ, và qua đó góp phần hiện thực hóa một tương lai bền vững.

Củng cố hợp tác bên trong

Kết quả của những hoạt động sở hữu trí tuệ là Mitsubishi Electric duy trì mức cao về số lượng đơn đăng ký và bằng sáng chế ở cả Nhật Bản và nước ngoài. Mặt khác, trong nhiều trường hợp, việc thực hiện từng bằng sáng chế được kết thúc trong phạm vi công trình liên quan đến bằng sáng chế đã nộp và các công nghệ được cấp bằng sáng chế chưa được triển khai đầy đủ trong nội bộ. Do đó, chúng tôi đã phát hành nội bộ một bản đồ công nghệ để phân loại và trực quan hóa bằng sáng chế của chúng tôi, tập trung vào những thách thức về công nghệ và xã hội nhằm thúc đẩy việc sử dụng các công nghệ vượt ra ngoài ranh giới bộ phận và tạo ra sức mạnh tổng hợp như một nhà sản xuất điện và điện tử toàn diện. Bản đồ này được thiết kế để cho phép mọi người tham khảo tóm tắt của từng bằng sáng chế, bộ phận và tên của nhà phát minh, cũng như những chi tiết khác. Thông tin tham khảo này sẽ thúc đẩy sự hợp tác nội bộ vượt ra ngoài ranh giới của phòng ban.

Chiến lược IP nhằm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Để mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trường toàn cầu, Tập đoàn Mitsubishi Electric đang tích cực phổ biến tiêu chuẩn quốc tế. Các hoạt động xin cấp bằng sáng chế có hỗ trợ tiêu chuẩn quốc tế (chẳng hạn như bằng sáng chế tiêu chuẩn cơ bản) được khuyến khích công khai. Vì là thành viên của tổ chức có kho bằng sáng chế cho các sản phẩm như Truyền hình kỹ thuật số, MPEG, HEVC, đĩa Blu-ray™* và Hệ thống thông tin di động kiểm soát toàn bộ các bằng sáng chế tiêu chuẩn cơ bản, nên doanh thu IP nhận được thông qua tổ chức này sẽ góp phần cải thiện và tăng thu nhập doanh nghiệp. Tập đoàn cũng đang nỗ lực tăng cường các hoạt động mua bằng sáng chế ở những lĩnh vực mang tính cạnh tranh, liên quan đến tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời thúc đẩy các hoạt động IP góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và mở rộng thị phần. Trong lĩnh vực hệ thống liên lạc di động 5G, được dự đoán sẽ tăng lên nhanh chóng trong tương lai, chúng tôi không chỉ tham gia váo một số hoạt động để lấy bằng sáng chế thiết yếu theo tiêu chuẩn, mà chúng tôi còn tận dụng công nghệ của mình để khuyến khích các hoạt động sở hữu trí tuệ giúp các sản phẩm của chúng tôi tốt hơn.

  • * Đĩa Blu-ray™ là thương hiệu của Hiệp hội đĩa Blu-ray.

Tôn trọng quyền IP

Tập đoàn Mitsubishi Electric công nhận mạnh mẽ tầm quan trọng của việc thừa nhận và tôn trọng không chỉ quyền sở hữu trí tuệ của riêng cá nhân mà còn quyền sở hữu trí tuệ của người khác. Quan điểm này được trình bày rõ ràng trong Nguyên tắc ứng xử của Tập đoàn Mitsubishi Electric và được tiến hành trong toàn Tập đoàn.

Mọi hành vi xâm phạm quyền IP của người khác không chỉ vi phạm Quy tắc Đạo đức và Tuân thủ của Công ty mà còn có khả năng làm suy yếu đáng kể khả năng tồn tại tiếp tục như một doanh nghiệp thành đạt của Tập đoàn. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả như bị buộc nộp lệ phí cấp phép đáng kể hoặc buộc ngừng sản xuất một số sản phẩm nhất định.

Để có thể ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm quyền IP của người khác, chúng tôi cung cấp nhiều biện pháp đào tạo, chủ yếu dành cho các kỹ sư và cán bộ IP nhằm nâng cao nhận thức của nhân viên và khuyến khích tôn trọng hơn nữa quyền IP của người khác. Đồng thời, chúng tôi cũng đưa ra một bộ các quy tắc nhằm đảm bảo khảo sát bản quyền sáng chế của người khác được tiến hành ở mỗi giai đoạn từ phát triển đến sản xuất và được thi hành nghiêm ngặt xuyên suốt toàn Tập đoàn.

Tập đoàn Mitsubishi Electric nỗ lực ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm quyền IP của công ty do các bên khác tiến hành. Ngoài hoạt động nội bộ, chúng tôi còn tích cực hợp tác với các tổ chức khác trong ngành, đồng thời kết hợp với cơ quan chính phủ ở Nhật Bản cũng như ở nước ngoài như một phần trong nhiều biện pháp chống hàng giả khác nhau.

Hợp tác trong chính sách IP

Các chính sách IP, chẳng hạn như chính sách kiểm tra bằng sáng chế nhanh chóng và hiệu quả, các hoạt động chuẩn hóa quốc tế, các biện pháp chống hàng giả và lậu, và thiết lập hệ thống bằng sáng chế toàn cầu khuyến khích cạnh tranh công bằng và góp phần xây dựng lối sống và xã hội thịnh vượng.

Dựa trên nhận thức này, Mitsubishi Electric đưa ra nhiều đề xuất về chính sách IP và các điểm sửa đổi trong luật pháp liên quan từ khía cạnh công nghiệp, thông qua các hoạt động của công ty với các tổ chức chẳng hạn như Trụ sở chiến lược sở hữu trí tuệ và các cơ quan chính phủ khác thuộc Cục sáng chế và các tổ chức công nghiệp khác chẳng hạn như Keidanren và Hiệp hội sở hữu trí tuệ Nhật Bản. Nhờ vào những tiến bộ trong toàn cầu hóa kinh tế ngày nay, Mitsubishi Electric tích cực tham gia vào các hoạt động trao đổi quan điểm và thông tin với Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và các cục sáng chế nước ngoài, đồng thời hợp tác thiết lập các chính sách IP từ góc độ rộng và toàn cầu.